Tổng giám đốc Ford Việt Nam: Ford Motor tập trung vào lợi thế xe đa dụng và xe tải sẵn có
Năm 2022, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động Ford Việt Nam giới thiệu tới thị trường 5 mẫu xe mới trong một năm. Cạnh đó, nhiều sáng kiến đang được Ford Việt Nam triển khai đồng thời để nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng và tạo ra những sự gắn bó với thương hiệu.
Những thực tế này được ông Ruchik Shah - người vừa trở thành Tổng giám đốc mới của Ford Việt Nam kể từ ngày 1/4/2022 xem là “những thách thức thú vị” vì giúp “tạo ra nhiệt huyết và phấn khích mới trong công việc” khi trao đổi với Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn mới đây.
Ông Ruchik Shah, Tổng giám đốc Ford Việt Nam |
Thách thức tạo ra nhiệt huyết
Nhận nhiệm vụ ở thị trường Việt Nam có phải là điều bất ngờ với ông không?
Tôi bắt đầu ở Ford Motor từ năm 1998. Ngoài 4 năm ở Thượng Hải thì thời gian còn lại tôi làm ở Ấn Độ. Tôi cũng đã trải qua các khâu từ sản xuất đến dịch vụ, bán hàng và phát triển đại lý. Ước mong của tôi là cống hiến nhiều hơn nữa ở tầm quản lý trong lĩnh vực marketing, bán hàng và dịch vụ, nên tôi đã quyết định nắm lấy cơ hội được làm việc cho Ford Việt Nam để có thêm các trải nghiệm mới.
Trở thành CEO của Ford Việt Nam vào thời điểm kinh tế thế giới và Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn mà đáng nói nhất là “không đủ xe để bán” đã thách thức ông ra sao?
Tôi cho là khó khăn và thách thức là động lực tạo ra nhiệt huyết và phấn khích để làm việc.
Trong quãng thời gian làm ở Thượng Hải cũng đầy thách thức nhưng tôi đã làm việc để cải thiện năng lực cạnh tranh của hệ thống đại lý và đã đào tạo các đại lý để hiểu rõ mục tiêu và cách thức thực hiện. Điều này đã mang tới những kết quả rất khả quan.
Đến Việt Nam tôi thấy mọi người rất nhiệt tình và vui vẻ nhưng cũng thấy nhiệm kỳ của mình đầy thách thức vì chưa có năm nào Ford Việt Nam ra mắt tới 5 dòng xe trong một năm. Ở vị trí lãnh đạo, tôi phải hỗ trợ cho các phòng ban, hệ thống đại lý chuẩn bị sẵn sàng và có sự kết nối mọi người trong hệ thống để làm tốt chiến lược kinh doanh và các kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới của thị trường Việt Nam.
Vậy sau gần 1 năm được biên chế tại Ford Việt Nam và giờ đang đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc, ông thấy thực tế thị trường Việt Nam có khác nhiều so với các đánh giá trước đó của mình hay không?
Tôi trở thành Phó tổng giám đốc Ford Việt Nam từ tháng 6/2021, bởi dịch bệnh nên chúng tôi làm việc online.
Khi bắt tay vào việc tôi thấy rất thú vị. Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng, đội ngũ của Ford Việt Nam trẻ trung, khách hàng cũng rất năng động và mọi người đều có khao khát tiến lên. Vì thế tôi đã mong tới Việt Nam càng sớm càng tốt.
Khi chính thức tới Việt Nam và qua các buổi đi thăm quan, làm việc với các đại lý, tôi càng nhận thấy năng lượng ở Việt Nam là tràn trề và đây là một thị trường thú vị để phát triển.
Nhiều người thắc mắc vì sao Ford lại dừng sản xuất các dòng xe sedan vốn cũng có lượng khách hàng không nhỏ?
Việc các dòng xe ra khỏi thị trường và các dòng xe mới được đưa vào cũng là hoạt động thông thường khi các doanh nghiệp hoạch định tương lai của mình dựa trên nhu cầu của khách hàng.
Thực tế, không phải là Ford không thích phát triển xe du lịch mà là thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay có thay đổi, họ ưa chuộng các dòng xe đa dụng và dịch chuyển mạnh mẽ nhu cầu về các dòng xe đa dụng gầm cao, nhất là SUV cỡ nhỏ vì quá tiện dụng cho đời sống đô thị hiện nay.
Minh chứng là thị phần các dòng xe gầm cao ngày càng lớn lên trong khi xe sedan ngày càng thu hẹp lại.
Trong môi trường cạnh tranh, muốn cạnh tranh được thì phải nhìn vào quy mô sản xuất và hiệu quả. Ford Motor cũng có lợi thế nhất định về các dòng xe đa dụng và xe tải, nên chúng tôi tập trung vào lợi thế này.
Ford Motor có chấm dứt một vài sản phẩm nhưng cũng mang lại những sản phẩm mới khác và năm 2022 là thời điểm rõ ràng để hiện thực hoá các hoạch định này.
Trong quá trình cải tổ, One Ford đã phát huy rất tốt tinh thần của mình ở thập kỷ qua. Giờ đây Ford lại có Ford +. Vậy hiểu đơn giản nhất thì Ford + nghĩa là gì, thưa ông?
Ford + là tầm nhìn của tập đoàn dựa trên một kế hoạch có 10 điểm, tập trung vào các sản phẩm và giải pháp tuyệt vời, mối quan hệ khăng khít với khách hàng và các trải nghiệm sở hữu ngày càng được cải thiện. Ford+ biến Ford từ một công ty chỉ bán sản phẩm thông thường, đơn lẻ, trở thành công ty đồng hành với khách hàng trong toàn bộ quá trình sử dụng xe của họ, phát triển các công nghệ mới và gia tăng nhiều hơn nữa các trải nghiệm sở hữu trong tương lai và mang lại lợi ích bền vững. Ford+ đánh dấu một hành trình mới trong mối quan hệ với các khách hàng của chúng tôi.
Nâng tầm trải nghiệm của khách hàng
Năm 2022, Ford Việt Nam sẽ ra mắt tận 5 mẫu xe mới, dường như đang có sự chuyển động mới rất đáng kể tại thị trường Việt Nam?
5 sản phẩm đã và sẽ ra mắt trong năm 2022 đều rất quan trọng với Ford Việt Nam. Điều này cho thấy tính chiến lược lâu dài trong phát triển bền vững ở Việt Nam khi đưa ra các sản phẩm phù hợp cũng như có sự tiếp cận mới với khách hàng để giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
Phản hồi của khách hàng về Exploder và Transit đã ra mắt trong những tháng qua rất tích cực, khách hàng rất thú vị với sản phẩm mới.
Chúng tôi đã bán hết những gì mình có khi lên kế hoạch trước đó và đang nỗ lực cao nhất để có thêm sản phẩm bán tại Việt Nam và hy vọng trong những tháng cuối năm sẽ tốt hẳn lên. Mặc dù chuyện thiếu chip, linh kiện và nguồn cung đang gián đoạn có ảnh hưởng tới hoạt động của ngành ô tô toàn thế giới cũng như tại Việt Nam và rất khó để trả lời bao giờ tình trạng khó khăn, hỗn loạn này kết thúc nhưng trong nội bộ của Ford Motor thì chúng tôi cũng thấy tình hình ngày càng tốt lên, tháng sau tốt hơn tháng trước.
Ông đánh giá thế nào về hệ thống đại lý của Ford Việt Nam?
Tôi khá ấn tượng với hệ thống đại lý của Ford Việt Nam vì trải dài khắp cả nước, có vị trí tốt và cơ sở hạ tầng được đầu tư tốt. Khi làm việc với lãnh đạo các đại lý, tôi nhận thấy còn có nhiều cơ hội phát triển nữa, đặc biệt khi hiện nay Ford Motor đang có những thay đổi với kế hoạch tập trung vào các trải nghiệm dịch vụ của khách hàng, coi khách hàng như trong gia đình.
Việc cả hệ thống đều hướng tới dịch vụ cũng là cốt yếu trong cạnh tranh bởi giờ đây công nghệ của các hãng đã khá gần nhau, nên điều làm nên khác biệt chính là lối sống và trải nghiệm do khách hàng mang lại trên sản phẩm. Theo hướng này thì Ford Việt Nam còn nhiều cơ hội và cá nhân tôi cũng có những kinh nghiệm đã trải qua với khách hàng ở thị trường châu Á khác như Thượng Hải hay Ấn Độ để có thể chia sẻ.
Vậy ông sẽ tận dụng những kinh nghiệm đã có từ các thị trường đã trải qua trước đây nhằm giúp Ford Việt Nam được khách hàng yêu thích hơn nữa ra sao?
Ở Ấn Độ hay Thượng Hải, các khách hàng của Ford Motor có khá nhiều trải nghiệm giống nhau. Họ đều mong muốn có sản phẩm và dịch vụ có giá trị thực, tốt cho nhu cầu và trải nghiệm được dễ dàng. Điều này có thể áp dụng vào Việt Nam.
Với thực tế biến đổi nhanh chóng của công nghệ và xu thế, các hãng xe cũng muốn mang càng nhiều trải nghiệm tới cho khách hàng và đó là cả quá trình thương hiệu và khách hàng đồng hành với nhau.
Có thể bắt đầu từ việc chọn lựa sản phẩm online thay vì tới tận nơi để xem về xe. Lúc này đội ngũ của Ford sẽ hướng dẫn về tính năng, công nghệ mới của xe; đưa ra các thông tin để hỗ trợ khách hàng tốt nhất, đảm bảo đầy đủ về thông tin của xe.
Tiếp đó là trải nghiệm về mua bán xe với các hỗ trợ tài chính để khách hàng nhanh chóng sở hữu xe.
Sau đó là trải nghiệm về sở hữu xe và các dịch vụ liên quan đến xe như đặt dịch vụ giao xe tận nhà khi thực hiện bảo dưỡng, rồi trong quá trình bảo dưỡng mà quá 24 giờ thì đại lý có xe khác cho khách hàng sử dụng hay các sáng kiến về dịch vụ nhanh, hỗ trợ trên đường…
Hiện chúng tôi có rất nhiều sáng kiến và đang được triển khai để ra mắt trong thời gian tới khi có thêm sản phẩm mới về Việt Nam.
Khách hàng Việt Nam cũng rất quan tâm tới xe điện. Vậy với cách nhìn của ông, cơ hội phát triển xe điện ở Việt Nam hiện ra sao?
Chính phủ Việt Nam có đưa ra cam kết mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên phải nhìn thấy rằng ô tô chỉ là một vấn đề nhỏ trong tổng thể nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu đặt ra thì phải có kế hoạch tổng thể ngay từ bây giờ, phải đánh giá tất cả hệ thống phát thải, nguồn cung tác động ra sao để cân đối câu chuyện liên quan như năng lượng, hạ tầng và các chính sách đi kèm theo để thực hiện.
Nếu hỏi “giờ đã là thời điểm để xe điện phát triển mạnh hay chưa” thì không có câu trả lời ngay lập tức. Nhưng rõ ràng là vấn đề này cần một cách tiếp cận toàn diện và tổng thể: từ sự chấp nhận của người tiêu dùng, cơ sở hạ tầng và các chính sách quản lý liên quan…
Tập đoàn Ford Motor cũng đang tiến hành nhiều cải cách để giành tương lai cho xe điện với các giải pháp công nghệ và giải pháp di chuyển thông minh. Tuy nhiên, tuỳ thuộc thị trường cụ thể, theo từng giai đoạn và mức độ phát triển nhất định, Ford sẽ mang các sản phẩm thích hợp vào để cạnh tranh.
Ford Việt Nam nhiệm kỳ vừa qua là người bản địa, nay lại chuyển thành người nước ngoài, vậy câu chyện phát triển các nhân sự lãnh đạo là người bản địa tại Việt Nam sẽ được chú trọng ra sao, thưa ông?
Hiện có nhiều thị trường của Ford mà CEO vẫn đang là người nước ngoài như Philippines, Hàn Quốc, New Zeland...
Một trong những chiến lược của Ford Motor là phát triển các tài năng trên toàn cầu. Có nhiều cách làm trong quá trình phát triển nhân sự này, đơn cử như Việt Nam và các thị trường có nhiều nhân sự giỏi sẽ được phát triển theo cách đi ngang sang các thị trường khác trong khu vực. Hiện có nhiều bạn trẻ ngồi ở Việt Nam nhưng lại đang phụ trách thị trường khác.
Ford cung cấp đủ kỹ năng cho các cá nhân để phát triển và có nhu cầu muốn được phát triển. Từ cá nhân mình tôi thấy có nhiều cơ hội trong Ford nếu mọi người muốn phát triển trong lĩnh vực của mình.
Hai vợ chồng tôi đều ăn chay và thấy đồ ăn thuần thực vật tại Việt Nam có sự đa dạng, thú vị.
Ông thấy chất lượng không khí ở Việt Nam ra sao?
Chất lượng không khí ở Việt Nam vẫn rất tốt so với một số thành phố ở Ấn Độ.
Theo cảm nhận của ông, Việt Nam đang ở mức độ phát triển nào khi so với Ấn Độ hay Thượng Hải, là những nơi ông từng làm việc nhiều năm?
Thượng Hải có những bước tiến nhảy vọt và phát triển trước khu vực rất nhiều.
Việt Nam có những nét giống với vài thị trường ở Ấn Độ vì có sự tương đồng về phát triển về hạ tầng, điều kiện sinh hoạt. TP. HCM có nhiều nét sôi động như Mumbai là một trung tâm tài chính lớn của Ấn Độ với nhịp độ nhanh. Còn Hà Nội thì thong thả hơn.
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.