Thiếu nước làm mát gây nguy hại cho ô tô như thế nào?
Bạn không cần phải kiểm tra và thay nước làm mát thường xuyên như dầu nhớt, nên dần dần quên hẳn sự tồn tại của nó. Một số người thậm chí biết rằng đã đến lúc cần kiểm tra và châm nước làm mát, nhưng vẫn nấn ná. Nếu bạn nằm trong số đó, hãy tìm hiểu những điều nguy hại cho chiếc xe khi nó chạy mà không có nước làm mát.
Đèn cảnh báo bật sáng trên bảng điều khiển
Chiếc xe của bạn, tùy thuộc vào mức độ cũ hay mới, có khả năng tự nhận biết các vấn đề và sẽ phát tín hiệu cảnh báo. Đầu tiên là đèn báo trục trặc động cơ (check-engine hay còn gọi là đèn "cá vàng") và đèn cảnh báo nhiệt độ sẽ bật sáng, sau đó có thể là một loạt các đèn cảnh báo khác. Đó là lúc bạn thấy tiếc thì đã muộn.
Động cơ ô tô quá nóng
Nước làm mát, rõ ràng như tên gọi, giúp giải nhiệt động cơ - “trái tim” của mỗi chiếc ô tô. Pít-tông di chuyển lên xuống bên trong động cơ với tốc độ vài nghìn lần mỗi phút. Nếu bạn lái xe mà không có nước làm mát (dù là bị rò rỉ hay do bạn cố tình không châm thêm) thì nhiệt tích tụ bên trong pít-tông có thể khiến chiếc xe bị nóng ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Động cơ xe có thể bắt đầu phát ra những tiếng động lạ, và đó là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn sắp phải tốn tiền sửa xe.
Ngoài ra, công suất động cơ sẽ giảm mạnh. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là chiếc xe của bạn trở nên quá nóng. Nếu trong két nước vẫn còn lại một chút chất làm mát, nó có thể bắt đầu sôi và bốc hơi, tạo ra đám khói trắng dưới nắp ca-pô.
Hỏng động cơ/Chết máy
Công nghệ ô tô ngày càng trở nên thông minh hơn. Nếu bạn đang lái một chiếc xe đời mới, nó có thể sẽ tự động dừng động cơ khi phát hiện tình trạng nguy hại. Mặc dù điều này khá nguy hiểm khi bạn đang lái xe trên đường, nhưng vẫn tốt hơn là để đến mức không thể cứu vãn động cơ.
Khi nhiệt độ động cơ quá cao mà không có nước làm mát, về cơ bản bạn đang làm nóng chảy các chi tiết kim loại bên trong động cơ, như pít tông, xéc-măng, thanh truyền, xu-pap hay xy-lanh…
Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ tăng cao sẽ làm giãn nở các chi tiết, bao kín buồng đốt gây ra các hiện tượng như bó kẹt pít tông trong thành xy-lanh, làm nứt miếng đệm đầu giữ nước làm mát và dầu; thậm chí nó có thể dẫn đến các sự cố cháy nổ cực kỳ nguy hiểm. Những thiệt hại gây ra rất có thể không có khả năng phục hồi. Nếu bạn may mắn tìm được một người thợ cơ khí có thể chế tạo lại toàn bộ động cơ, chi phí có thể lên tới 4.000 - 8.000 USD.
So với việc thỉnh thoảng nhớ kiểm tra và châm nước làm mát, rõ ràng thời gian và tiền bạc dành cho việc sửa chữa xe lớn hơn rất nhiều.
Một số gợi ý an toàn
Các chuyên gia khuyến cáo, thông thường, sau khi xe chạy 40.000 - 50.000 km (tương đương 2-3 năm), bạn nên vệ sinh két nước làm mát và thay nước mới. Tuy nhiên, trong từng trường hợp như xe di chuyển với tần suất lớn, trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như mùa hè nóng bức hay luôn chở tải trọng lớn cũng khiến cho két nước làm mát nhanh cạn hoặc bị rò rỉ. Chính vì thế, một trong những cách chăm sóc và bảo dưỡng xe ô tô tốt nhất là thường xuyên kiểm tra két nước làm mát động cơ.
Ngoài ra, trong trường hợp chiếc xe của bạn trở nên quá nóng khi đang đi trên đường, hãy chú ý thực hiện theo những bước đơn giản sau đây:
- Tắt điều hòa
- Bật sưởi để luân chuyển nhiệt độ ra khỏi động cơ
- Tấp vào lề đường một cách an toàn
- Tắt máy, đợi trong vài phút
- Mở nắp ca-pô
- Gọi xe cứu hộ
Gia Bảo
Theo Hotcars
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.