Kim Jong Un thực sự muốn gì?
Mới tháng trước, cả thế giới dõi theo Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un khi ông bắt tay Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và hai người cùng nhau trồng cây ở biên giới. Khi đó, ông Kim cam kết một "lịch sử mới" trong quan hệ với Seoul và mô tả đây là "điểm khởi đầu" cho hòa bình giữa hai miền.
Ảnh: EPA |
Người đứng đầu chính quyền Bình Nhưỡng còn nhấn mạnh, trước thềm cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Singapore, rằng Triều Tiên sẽ dừng thử nghiệm hạt nhân và tên lửa ngay lập tức. Tuy nhiên, theo BBC, mọi thứ giờ đây đang trở nên khó đoán.
Lịch sử cho thấy động thái mới từ phía Triều Tiên không phải là điều gây ngạc nhiên. Hội nghị ở Singapore có ý nghĩa lớn với cả ông Kim Jong Un và ông Donald Trump. Và Bình Nhưỡng giờ đây đơn giản là đang đặt ra điều kiện cho một thỏa thuận nước này mong muốn trước khi cuộc gặp gỡ diễn ra.
Kinh tế
Chủ tịch Triều Tiên đã tuyên bố công khai rằng sẽ tập trung vào kinh tế đất nước. Ông liên tục thể hiện quyết tâm với chiến lược Byungjin – phát triển đồng thời vũ khí hạt nhân và kinh tế.
Hồi tháng 4, khoảng 5 năm sau khi công bố chính sách Byungjin, nhà lãnh đạo trẻ tuổi này khẳng định Bình Nhưỡng đã đạt được mục tiêu trên mặt trận hạt nhân và sẽ chuyển trọng tâm sang kinh tế.
Đó là lý do dễ hiểu khi Mỹ tuyên bố mọi sự đầu tư tư nhân vào Triều Tiên đều tùy thuộc vào cam kết giải trừ hạt nhân toàn diện của quốc gia châu Á này.
Tập trung vào kinh tế là điều mà Bình Nhưỡng buộc phải làm. Mỹ và Liên Hợp Quốc thực thi các đòn trừng phạt đã gây thiệt hại lớn cho kinh tế Triều Tiên. Việc Washington hành động buộc nhiều nước khác, trong đó có Trung Quốc, phải dừng thương mại với Triều Tiên càng gây thêm khó khăn cho Bình Nhưỡng.
Các số liệu cho thấy kinh tế Triều Tiên bị ảnh hưởng nặng nề từ cấm vận. Xuất khẩu giảm khoảng 30% trong năm 2017, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên - giảm khoảng 35%.
Giới chức trong chính quyền ông Kim Jong Un không thích điều này và nếu tiếp tục như vậy trong tương lai thì tình trạng sẽ càng xấu hơn.
Dỡ bỏ cấm vận
Mặc dù vậy, Triều Tiên không muốn từ bỏ điều gì mà không được nhận lại.
"Triều Tiên và Mỹ có sự hiểu biết tương đối khác nhau về phi hạt nhân hóa", biên tập viên cấp cao Ankit Panda của tạp chí Diplomat nhận định. Ông cho rằng điều mà chính quyền Kim Jong Un thực sự muốn là giải vây cấm vận.
"Hiện có khoảng 9 nghị quyết cấm vận khác nhau mà Triều Tiên đang hứng chịu. Điều này khiến cho việc dỡ bỏ cấm vận là không thể. Kể cả Hàn Quốc hành động tích cực hướng tới Triều Tiên thì cũng không gì có thể xảy ra nếu không có Liên Hợp Quốc và Mỹ", Ankit Panda lập luận rõ thêm.
Phép thử cho Mỹ?
William Newcomb, một cựu thành viên của Ủy ban Các chuyên gia Mỹ, nhận định các tuyên bố mới nhất của Triều Tiên có thể được xem là chính sách "bên miệng hố chiến tranh" về ngoại giao – hoặc là một phép thử xem Mỹ sẵn sàng nhượng bộ đến đâu. Nhưng chính sách này có hiệu quả hay không thì chưa dám chắc.
Tuy vậy, Triều Tiên vẫn theo đuổi chiến lược của mình nhằm đảm bảo có đủ động lực để đạt những gì họ thực sự theo đuổi: các đảm bảo để kinh tế trụ vững.
Thanh Hảo
Góc Nhìn
Doanh nhân Huỳnh Thị Kim Ngọc thuộc thế hệ 8x sinh ra tại An Giang, được biết đến là giám đốc nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh hàng gia dụng và sản phẩm Hottrend tại TPHCM. Những năm gần đây, dù chị ít xuất hiện trên truyền thông nhưng hình ảnh về một “Đại Sứ Nhân Ái”, “nữ doanh nhân thép” vẫn luôn tỏa sáng và ghi dấu ấn mạnh mẽ trong giới mộ điệu.