Những cổ phiếu đóng vai trò giải cứu thị trường trong phiên giao dịch sáng 24.4 là những cổ phiếu vốn hóa lớn thuộc nhóm tài chính và bộ đôi VIC, VRE. Khi thời gian phiên giao dịch sáng 24.4 dần trôi về những phút cuối, VIC bắt đầu về giá tham chiếu rồi bật lên sắc xanh nhẹ, các mã ngân hàng BID, MBB, BVH và GAS cũng đảo chiều đã giúp VnIndex đã thu hẹp chỉ còn giảm gần 7 điểm.
Tuy nhiên, thanh khoản toàn thị trường vẫn rất thấp. Khối ngoại bán ròng hơn 100 tỷ trên HOSE, tập trung vào HPG, VCB, VJC, VIC...
Cặp đôi VIC, VRE của tỷ phú Phạm Nhật Vượng "sắm vai" giải cứu thị trường sáng 24.4 (Ảnh: I.T)
Kết thúc phiên giao dịch sáng 24.4, cổ phiếu VIC tăng 3,1%, VRE tăng 6,2%, GAS tăng 1,8%. Cổ phiếu ngân hàng và bất động sản đảo chiều bùng lên sắc xanh.
Trong khi đó, nhóm phiếu dầu khí tăng sớm từ trước khi thị trường hồi phục, trong khi PVD tăng 3,3% thì PVS tăng hơn 4%. Kết thúc phiên sáng, chỉ số VnIndex đảo chiều tăng gần 5 điểm lên 1.081,76 điểm.
Sắc xanh của cổ phiếu VIC trong phiên giao dịch sáng 24.4 đã giúp tài sản chứng khoán của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng trở lại ngưỡng 90.000 tỷ đồng.
Cụ thể, mức tăng 3,1% của VIC đã giúp tài sản trên sàn chứng khoán của của ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm 2.751,08 tỷ đồng, từ 89.193 tỷ đồng ở thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 23.4 lên 91.944,08 tỷ đồng ở thừi điểm kết thúc phiên giao dịch sáng 24.4.
Tài sản chứng khoán của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo giảm 344,21 tỷ đồng trong phiên giao dịch sáng 24.4 (Ảnh: I.T)
Song trái ngược với ông Phạm Nhật Vượng, tài sản chứng khoán của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Airs đã giảm 344,21 tỷ đồng do giá trị giao dịch của VJC giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (1,02%), còn HDB giảm 250 đồng/cổ phiếu (0.54%) so với thời điểm kết thúc phiên giao dịch chiều 23.4.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất 2017 của Công ty cổ phần hàng không Vietjet (mã VJC) lợi nhuận trước thuế tăng thêm hơn 546 tỷ đồng so với kết quả trước kiểm toán.
Cụ thể, doanh thu thuần đạt gần 42.303 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 45 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán giảm từ mức 36.289 tỷ đồng xuống 35.753 tỷ đồng nên lợi nhuận sau thuế của Vietjet năm 2017 đạt 5.074 tỷ đồng. Mức lợi nhuận này vượt 150% so kế hoạch 2017 và tăng 103% so với năm 2016.
Lợi nhuận dành cho cổ đông công ty mẹ tăng từ 4.527 tỷ đồng lên 5.073 tỷ đồng, tương ứng tăng 546 tỷ đồng. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) 11.356 đồng, tương ứng EPS năm 2017 tăng 73% so với 2016.
Với việc lợi nhuận cổ đông công ty mẹ tăng thêm, lợi nhuận chưa phân phối của Vietjet tới 31.12.2017 là 5.809 tỷ đồng. Cùng với đó, HĐQT Vietjet đã xin ý kiến và được sự đồng ý của cổ đông tăng mức chia cổ tức từ 50% lên 60%.
Ngoài ra, ngay trước thềm ĐHĐCĐ năm nay, Vietjet đã thông qua tạm ứng cổ tức đợt 3 năm 2017 bằng tiền tỉ lệ 10%. Cổ tức sẽ được Vietjet thanh toán cho cổ đông vào ngày 25.5.2018.
Với vốn điều lệ hơn 4.513 tỷ đồng, Vietjet sẽ chi hơn 451 tỷ đồng từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để trả cổ tức. Công ty đã tạm ứng cổ tức năm 2017 với tỉ lệ 30% bằng tiền và dự kiến chia 30% cổ tức còn lại bằng cổ phiếu.
Hoàng Nhật
00h10 | 27/10/2024
21h01 | 22/10/2024
Liên hệ quảng cáo: 0938 177 748 - toasoan@dnvnnews.com
Bản quyền của DOANH NHÂN VÀ ĐỜI SỐNG