Sức Khỏe

Nữ kỹ sư 9x bỏ việc về quê nuôi… giun

Đăng lúc: 20h59 | 14/04/2018
Tốt nghiệp đại học loại giỏi và đang có công việc ổn định tại TPHCM nhưng nữ kỹ sư 9x Bùi Thị Thanh Mỹ bất ngờ quyết định bỏ việc về quê “khởi nghiệp” với mô hình nuôi giun Ấn Độ và trồng rau sạch trong nhà lưới.

Quê ở ấp Phú Trung (xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp), Thanh Mỹ tốt nghiệp Đại học Cần Thơ với tấm bằng loại giỏi chuyên ngành bảo vệ thực vật.

Sau ngày ra trường, cô gái trẻ khá chật vật trong bước đường tìm việc. Kể cả phải đi làm công nhân xưởng giày để rồi nhận ra công việc không phù hợp. Loay hoay mãi cuối cùng cũng tìm được công việc nhân viên kỹ thuật cho một khu du lịch sinh thái tại Củ Chi (TPHCM). Tại đây, Mỹ được phân công trồng, chăm sóc, quản lý sâu bệnh cho vườn rau sạch phục vụ khách tham quan với mức lương khá hấp dẫn.

Trong lần tình cờ, Mỹ được một nông dân hướng dẫn tham quan mô hình nuôi giun Ấn Độ sinh sản. Thấy có nhiều hứng thú, Mỹ bắt đầu tìm hiểu và muốn tìm hướng đi mới cho bản thân mình. 

Quyết tâm “liều”, Thanh Mỹ đã mua giống về quê mượn phần đất ruộng bên nhà của ba để nuôi thí nghiệm. Với diện tích 10m2, Mỹ thả nuôi hơn 100kg giun sinh khối được mua tại trại giống ở Củ Chi. Sử dụng phân bò của các trại nuôi bò gần nhà cho giun ăn, sau đó thu hoạch giun thương phẩm, giun sinh khối và cả phân giun thải ra.

Thanh Mỹ cho biết, mô hình nuôi giun Ấn Độ từ thức ăn là phân trâu, bò rất hiệu quả. Nếu nhân nuôi với số lượng lớn có thể giúp các trại nuôi có thêm nguồn thu, vừa góp phần giảm ô nhiễm.

Thanh Mỹ kiểm tra phát triển của đàn giun.
Thanh Mỹ kiểm tra phát triển của đàn giun.

Thế mạnh của giun Ấn Độ là con lớn, tốc độ ăn phân và cho sinh khối nhanh, giun con nhanh lớn. Cứ 1 tháng thả nuôi, có thể tách nhân đôi một lần. So với trùn quế, giun Ấn sinh sản chậm hơn nhưng cho sinh khối lớn do giun con lớn gấp 3 - 5 lần.

Nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng, giun Ấn Độ hiện được phối trộn để bán làm thức ăn cho gà, cá, lươn,… với giá khá cao, từ 50 - 100 nghìn đồng/kg. Mặt khác, giun được thả nuôi từ 4 - 6 tháng có thể lấy phân làm phân bón cho rau, phối trộn trồng hoa kiểng.

Trao đổi với chúng tôi, Thanh Mỹ cho biết, bước đầu khởi nghiệp rất khó khăn, chịu nhiều áp lực vì mọi người xung quanh nghĩ con gái ai lại đi làm những chuyện lấy phân nuôi giun.

“Tuy nhiên, khởi nghiệp là những chuỗi gian khó mà bản thân phải vượt qua nên sẽ cố gắng gấp nhiều lần để không phụ lòng gia đình và thầy cô đã tin tưởng” – Mỹ tự tin khẳng định.

Ngoài nuôi giun, Thanh Mỹ còn đầu tư trồng rau sạch, sử dụng phân giun Ấn Độ làm phân bón sinh học.
Ngoài nuôi giun, Thanh Mỹ còn đầu tư trồng rau sạch, sử dụng phân giun Ấn Độ làm phân bón sinh học.

Với diện tích gần 200m2, ngoài nuôi giun Ấn Độ, Thanh Mỹ còn đầu tư nhà lưới để trồng rau sạch tiến tới rau hữu cơ cung cấp cho thị trường.

Cô gái trẻ vẫn tiếp tục nghiên cứu để cho ra sản phẩm dịch trùn quế - loại phân bón sinh học để thay thế dần cho phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

CHÍ TRUNG
Bình luận





Tin cùng danh mục
Chubb Life Việt Nam đóng góp tích cực vì thế hệ tương lai của đất nước

08h38 | 23/11/2024

Nếu thường xuyên dùng mướp đắng phơi khô, cơ thể sẽ lần lượt trải qua 5 sự thay đổi bất ngờ

03h05 | 11/07/2024

"Tại sao tỏi đặt ở siêu thị lâu ngày không sao nhưng mua về nhà lại nảy mầm ồ ạt sau vài hôm?": Hóa ra lý do là đây

03h02 | 11/07/2024

Beauty Collagen Lagin kết hợp với rau xanh - Sản phẩm hỗ trợ chăm sóc da cho phụ nữ Việt

11h17 | 10/04/2024

Liên hệ quảng cáo: 0938 177 748 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VÀ ĐỜI SỐNG