Đời sống - Pháp Luật - Xã Hội

Ninh Thuận chuyển đổi sản xuất ứng phó với hạn hán

Đăng lúc: 10h05 | 30/11/2020
Mục tiêu của đề án là đến năm 2025, tỉnh Ninh Thuận chuyển đổi 6.815 ha sản xuất lúa 3 vụ sang sản xuất ổn định 2 vụ/năm.

Toàn bộ hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện chỉ đáp ứng được khoảng 40% diện tích đất nông nghiệp. Do vậy, trước tình hình khô hạn, thiếu nước tưới thường xuyên, UBND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành kế hoạch chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm.

Mặc dù khó khăn về nguồn nước, nhưng thực tế những năm qua, tỉnh Ninh Thuận vẫn tiến hành sản xuất 3 vụ lúa/năm. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất lúa vụ mùa không cao, năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 4,27 tấn/ha, bà con nông dân không có lãi.

Từ thực tế này, UBND tỉnh Ninh Thuận đã có quyết định 1390 về kế hoạch chuyển đổi sản xuất lúa từ 3 vụ sang 2 vụ/năm, giai đoạn 2020-2025.

Theo đó trong năm 2020, toàn tỉnh chuyển đổi thí điểm trên 1.000ha tại huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. Tiếp theo sẽ nhân rộng ra các địa phương khác, khuyến khích sản xuất 2 vụ lúa và 1 vụ màu ở khu vực dừng vụ sản xuất 1 vụ lúa.  

UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu ngành nông nghiệp phải bố trí gieo trồng các giống lúa trung ngày (thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày), có năng suất, chất lượng cao. Ngoài các giống tốt hiện có trong tỉnh, ngành nông nghiệp cần đẩy nhanh việc khảo nghiệm các giống mới có năng suất, chất lượng cao để nông dân lựa chọn. Các ngành chức năng tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, nhất là trên các giống mới theo từng giai đoạn sinh trưởng, thực hiện cơ chế chính sách theo quy định nhằm khuyến khích chuyển đổi.

Mục tiêu của đề án là đến năm 2025, tỉnh Ninh Thuận chuyển đổi 6.815 ha sản xuất lúa 3 vụ sang sản xuất ổn định 2 vụ/năm. Theo lộ trình thực hiện từ vụ mùa năm 2020 đến vụ mùa năm 2025. Năng suất bình quân đạt trên 73 tạ/ha/vụ; giảm chi phí sản xuất từ 10-15%, tăng thu nhập từ 20-30% so với sản xuất 3 vụ lúa trước đây.

Ông Phạm Dũng, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN& PTNT) cho biết: "Việc chuyển đổi nhằm giảm áp lực nước tưới để chuyển lượng nước tiết kiệm đó sang một số cây trồng cạn sang các cây trồng đặc thù có giá trị kinh tế cao, giúp cho bà con nông dân trong tỉnh sản xuất ổn định và có thu nhập cao hơn".

Ninh Thuận là vùng khô hạn nhất nước, toàn tỉnh có 21 hồ chứa thủy lợi lớn nhỏ với dung tích thiết kế trên 194 triệu m3. Hiện tỉnh đang đầu tư xây dựng dự án thủy lợi Tân Mỹ với công trình đập đầu mối trên 200 triệu m3 và hồ chứa Sông Than. Khi 2 dự án thủy lợi này hoàn thành sẽ đáp ứng cơ bản được nước tưới cho sản xuất nông nghiệp./.

Đoàn Sĩ/VOV-TP HCM
Bình luận





Tin cùng danh mục
Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo, mạo danh trực tuyến

17h35 | 09/04/2024

Săn deal Highlands Coffee với giá 1 đồng chỉ có tại ShopeeFood!

17h33 | 09/04/2024

Trà sữa Hey Sugar - "Xán lạn một ly, hạnh phúc tràn đầy!"

17h56 | 08/10/2023

Tiết lộ mức lương phi công Vietnam Airlines

14h05 | 27/08/2023

Liên hệ quảng cáo: 0938 177 748 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VÀ ĐỜI SỐNG