Kinh Doanh

Được cấp lại giấy phép, Việt Nam có thêm hãng hàng không

Đăng lúc: 17h08 | 20/04/2018
Globaltrans Air vừa được Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ ký quyết định cấp giấy phép kinh doanh hàng không chung, vốn bị thu hồi từ tháng 11/2016.

Như vậy, Globaltrans Air được phép kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại ở cả khu vực nội địa và quốc tế.

Theo văn bản báo cáo Bộ GTVT của Cục Hàng không Việt Nam về kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh hàng không chung của Globaltrans Air, thì hồ sơ của doanh nghiệp này đã đầy đủ, hợp lệ theo Nghị định 92.

Doanh nghiệp có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm đầy đủ các nội dung theo quy định. Theo báo GTVT, phương án kinh doanh có phân tích, đánh giá chi tiết về thị trường hàng không chung, phân tích cạnh tranh, xác định nhu cầu và dự báo phát triển, có kế hoạch khai thác và kế hoạch phát triển đội tàu bay phù hợp với nhu cầu,... Do đó, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị Bộ GTVT cấp lại giấy phép cho Globalotrans Air.

Globaltrans Air,hàng không chung,hãng hàng không mới,giấy phép bay,Cục Hàng không Việt Nam,Bộ GTVT
Việt Nam có thêm một hãng bay mới

Trước đó, tháng 4/2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã ký văn bản số 515/TTg-KTN gửi Bộ GTVT đồng ý cấp phép đồng ý cho Globaltrans Air được kinh doanh vận chuyển hàng không chung theo đề nghị của Bộ GTVT, với sự đồng thuận của các bộ Quốc phòng, Công an, Ngoại giao. Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT thực hiện việc cấp phép theo đúng quy định của pháp luật.

Theo đơn xin phép của Globaltrans Air gửi Cục Hàng không Việt Nam, hãng đã được thành lập tháng 7/2014 tại TP.HCM, với số vốn điều lệ 100 tỷ đồng của các nhà đầu tư Việt Nam.

Trong giai đoạn 2014-2015, hãng sẽ mua hai máy bay BeechCraft King Air B200 bằng nguồn vốn của công ty và bảo lãnh ngân hàng.

Globaltrans Air cũng đã có bộ máy tổ chức khai thác tàu bay, bảo dưỡng với các chức năng, các vị trí phụ trách khai thác, huấn huyện, an toàn - an ninh.

Để chuẩn bị trước cho việc xin cấp phép, công ty này đã lập bộ máy khai thác tàu bay, bảo dưỡng, khai thác mặt đất, huấn luyện bay.

Tuy nhiên, đến tận đầu tháng 11/2016, tức là đã “chạm ngưỡng 18 tháng”, GTA không thể hội đủ 2 điều kiện cần để giữ lại giấy phép bay: thực hiện chuyến bay đầu tiên và nắm trong tay AOC (chứng chỉ nhà khai thác bay). Bên cạnh đó, việc thực hiện giao dịch, trao đổi hồ sơ, hợp đồng mua bán máy bay với nhà cung cấp máy bay King Air B200 - loại máy bay mà GTA dự kiến khai thác cũng chưa thể hoàn tất.

Theo Cục Hàng không, hiện nay thị trường kinh doanh hàng không chung ở Việt Nam mới chỉ có 3 doanh nghiệp là Tổng công ty trực thăng Việt Nam, VASCO và Công ty Cổ phần hàng không Hải Âu khai thác.

N.H

Bình luận





Tin cùng danh mục
Nhận diện người đồng hành hiệu quả của start-up

09h50 | 26/07/2022

Lấp đầy đơn hàng tỷ đô, xuất khẩu vào đà tăng tốc

10h50 | 17/05/2022

Taku Tanaka, sáng lập Kamereo: Muốn thế giới thấy Việt Nam rất tiềm năng

10h36 | 17/05/2022

Hiệu ứng VinFast: Cơ sở cho chiến lược hỗ trợ người thắng

07h56 | 20/11/2021

Liên hệ quảng cáo: 0938 177 748 - toasoan@dnvnnews.com

Bản quyền của DOANH NHÂN VÀ ĐỜI SỐNG